Đá Mỹ Nghệ Hiển Vinh xin chào quý khách hàng!
Logo
  • Xưởng sản xuất : Xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
  • Hotline : 0931 628 288 - 0963 368 113
Quy trình điêu khắc đá cơ bản
22/10/2022
Điêu khắc đá là quá trình người nghệ sỹ, nghệ nhân tạo nên tượng điêu khắc. Đá có nhiều loại khác nhau, đem đến cho nghệ nhân những lựa chọn phong phú về màu sắc, chất lượng, độ cứng. Đá càng mềm thì càng dễ thao tác.

Đá mềm như đá vôi mềm, đá bọt, đá soapstone là loại mềm nhất, dễ dàng điêu khắc với những vật dụng dễ tìm như đá cứng hơn hoặc chỉ bằng móng tay. Những loại đá như thạch cao tuyết hoa, đá vôi, sa thạch, xếp hạng trung bình về độ cứng, có thể được điêu khắc bởi các dụng cụ bằng sắt đơn giản hoặc các công cụ mài mòn. Loại đá cứng nhất và có độ bền cao nhất là đá núi lửa, bao gồm đá hoa cương, đá diorit và đá bazan, rất khó điêu khắc, ngay cả khi dùng các dụng cụ có mũi bằng cacbua vonfram hay thép cứng.
 

Bên cạnh những dụng cụ truyền thống như các loại đục điểm, đục răng cưa, đục bằng, thẳng và búa, các nghệ nhân còn dùng những loại máy như búa hơi, máy mài góc, máy cắt tay và nhiều loại máy khoan tay khác.
 
Nghệ nhân có thể đục tượng bằng phương pháp điêu khắc trực tiếp, tức là đục trực tiếp trên viên đá được chọn, chủ yếu dựa vào tính chất và hình dáng tự nhiên của đá và các phác thảo hoặc bản vẽ để điêu khắc thành tượng. Tuy nhiên, để tạo được những tác phẩm điêu khắc chất lượng cao, hầu hết các nghệ nhân đều chọn phương pháp điêu khắc gián tiếp, tức là sử dụng mẫu chi tiết theo tỷ lệ thu nhỏ hoặc bằng kích thước thật (mẫu này được lên từ đất sét sau đó đổ sang thạch cao, sáp hoặc composite) để chép qua chất liệu đá với các bước cơ bản sau:
 

Ra phôi đá
Sau khi lựa chọn viên đá thích hợp, nghệ nhân thường bắt đầu gọt bỏ những mảng lớn phần đá không cần đến bằng dụng cụ đục điểm, đục nêm và búa đục đá. Cạnh dụng cụ đục được đặt tựa vào phần đá được chọn và dùng búa gõ rớt ra với một lực được kiểm soát một cách khéo léo.
 

Tạo dáng, chỉnh hình
Sau khi xong phôi tượng, nghệ nhân dùng phấn hoặc bút chì đánh dấu chính xác lên đá, sử dụng các dụng cụ khác như đục răng cưa để chỉnh hình, tạo ma che cho tượng. Lúc này, nghệ nhân dùng búa và đục với lực nông và tinh tế hơn.
 

Đi vào chi tiết và hoàn thiện tượng
Sau khi tạo được hình dáng cơ bản của tượng, nghệ nhân dùng các dụng cụ mài giũa để đưa tượng về đúng hình dạng cuối cùng, loại bỏ những phần đá nhỏ còn dư thừa. Dụng cụ mài nhỏ sẽ được dùng để tạo những chi tiết tinh tế như các nếp gấp quần áo, các lọn tóc.
 

Đánh bóng
Cuối cùng, tượng được mài bóng bằng giấy nhám để làm nổi bật màu sắc đá, các chi tiết bề mặt và tạo độ sáng bóng cho tượng. Nghệ nhân dùng các dụng cụ mài bằng kim cương để tăng độ bóng bề mặt tượng.
Nguồn: Internet
Tags
Đăng ký nhận bảng tin khuyến mãi